6 giờ cứu bộ não, nhưng chỉ có 60 phút cứu quả tim
Đột quỵ do tắc mạch não và đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim là hai nguy cơ gây tử vong và tàn phế rất cao. Với sự tiến bộ của y học, trong đó việc dùng thuốc chống đông máu và can thiệp nội mạch đã cứu sống nhiều bệnh nhân.

Cần định kỳ kiểm tra tim mạch để theo dõi sức khỏe trái tim. Trong ảnh: siêu âm tim cho bệnh nhân ở Phòng khám đa khoa Hòa Hảo, TP.HCM - Ảnh minh họa: N.C.T.
Tuy nhiên, bệnh nhân phải được cấp cứu y khoa sớm, trong khoảng “thời gian vàng” mới cho kết quả mong đợi.
Tim, não yếu là rất nguy
Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương do bệnh lý: tắc mạch gây thiếu máu (nhồi máu não, nhũn não) chiếm đến 71%, xuất huyết (vỡ mạch máu não) chiếm 26% và các nguyên nhân khác chiếm 3% còn lại. Tuổi càng cao, nguy cơ đột quỵ càng lớn.
Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, đứng hàng thứ ba về bệnh gây tử vong ở người lớn, sau ung thư và tim mạch.
Theo giáo sư Stephen Davis - chủ tịch Tổ chức Đột quỵ thế giới, mỗi năm toàn cầu có 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu ca tử vong. Ở Việt Nam, theo Bộ Y tế, hơn 200.000 ca đột quỵ/năm, nhồi máu não chiếm 70-80% và tỉ lệ tử vong còn cao.
Trong khi đó, ở hệ đại tuần hoàn, tim là cái bơm, đẩy máu nuôi toàn cơ thể. Bản thân cái “bơm” tim cũng được hệ thống động mạch vành, gồm hai nhánh, xuất phát từ gốc động mạch chủ đưa máu đến nuôi cơ tim.
Khi mạch vành bị hẹp lòng do co thắt hay xơ vữa, lượng máu nuôi cơ tim sẽ bị thiếu, gây ra bệnh mạch vành: bệnh cơ tim thiếu máu, thiểu năng vành hay suy vành. Nếu mảng xơ vữa bong ra, thành mạch bị tổn thương, chảy máu tạo cục huyết đông gây tắc mạch vành đột ngột hay nhồi máu cơ tim.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo mỗi năm có 2,5 triệu người chết do bệnh nhồi máu cơ tim, trong đó 25% chết ở giai đoạn cấp tính của bệnh và năm sau đó chết thêm 5-10%.
Thời gian “vàng” cứu não và tim
Các tế bào thần kinh, neuron rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất, khi bị đột quỵ, vùng não thiếu máu nuôi sẽ ngưng hoạt động rồi “chết” đi trong vòng vài giây đến vài phút. Trong đột quỵ do tắc động mạch lớn, cứ qua 1 phút có khoảng 2 triệu neuron sẽ chết. Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào phát hiện và điều trị. Nếu đến viện trong 3 giờ đầu sẽ phục hồi khả quan.
Với sự tiến bộ của y học, tỉ lệ tử vong do đột quỵ đã giảm. Phương cách can thiệp nội mạch của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ (2015) được nhiều nước, kể cả Việt Nam, áp dụng cho hiệu quả đến 80%. Tuy nhiên, việc cấp cứu can thiệp nội mạch chỉ có hiệu quả nếu được tiến hành sớm, trong “giờ vàng”, sau 6 giờ sẽ không còn tác dụng.
Ở Việt Nam, kiến thức về "giờ vàng" (3-4 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ) chưa được nhiều người biết nên rất nhiều bệnh nhân tàn phế vì di chứng.
Nhưng với trái tim thì thời gian lại còn cấp bách hơn nhiều. Nghiên cứu của thế giới đã cho thấy từ lúc bệnh nhân có biểu hiện đau thắt ngực hoặc quỵ xuống đến lúc được can thiệp động mạch vành dưới 2 giờ là thời gian tốt nhất, tỉ lệ sống cao nhất, đây là “thời gian vàng” để cứu tim.
Nhiều chuyên gia tim mạch tính rằng cứ trì hoãn việc tái tưới máu cho nhồi máu cơ tim cấp 30 phút thì nguy cơ tử vong sau 1 năm tăng lên 8%. Tiếc thay, ở Việt Nam, nhiều bệnh nhân đến bệnh viện quá muộn nên không cứu được hoặc để lại di chứng nặng nề.
Với sự tiến bộ của y học, tỉ lệ tử vong do đột quỵ và nhồi máu cơ tim giảm so với trước đây rất nhiều. Do đó, khi có bệnh nhân đột quỵ, không nên cố gắng sơ cứu theo thói quen, đặc biệt dùng những thủ thuật “dân gian”, thuốc nam mách miệng... sẽ làm hao phí thời gian vàng của người bệnh, mà nên đưa ngay người bệnh đến các trung tâm y tế.
Theo TTO
Share this:
Related Posts
Báo Anh rầm rộ đưa tin về vụ thuê người chặt tay, chân lấy tiền bảo hiểm ở Hà Nội
25/08/2016 3:31:12 CH
Nghiên cứu chấn động: Người đã chết vẫn có thể nghe được người xung quanh nói gì
21/10/2017 7:22:05 SA
Thực hư thông tin bác sĩ Hoàng Công Lương bị Sở Y tế Hòa Bình thu hồi giấy phép hành nghề
25/07/2018 12:31:04 CH
Herbalife Nutrition: Công bố kết quả cuộc Khảo sát Lão hóa lành mạnh tại châu Á - Thái Bình Dương 2018
27/11/2018 9:02:11 CH
Lập bản đồ gen giúp ngăn ngừa hữu hiệu bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác
27/09/2019 12:20:33 CH
2 ca nhiễm virút corona đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy là người Trung Quốc
23/01/2020 11:11:41 CH
Hiểu đúng về virus corona, danh sách bệnh viện điều trị bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV
04/02/2020 4:23:30 CH
Virus Corona lây nhiễm nhiều nhất trong tuần đầu tiên bệnh nhân phát triệu chứng
26/03/2020 12:05:36 CH
Sau hơn 10 ngày dồn dập bệnh nhân, sáng nay 10-8 Việt Nam không ca COVID-19 mới
10/08/2020 11:46:02 SA
Ngộ độc Clostridium botulinum do ăn Pate Minh Chay: Nhập thuốc giải 8.000 USD/lọ
01/09/2020 8:07:48 SA
COVID-19 ngày 9-9: Các nhà sản xuất vắc xin cam kết tuân thủ tiêu chuẩn khoa học
09/09/2020 8:53:35 SA
Ngày 17/12: Việt Nam sẽ tiêm mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên cho người tình nguyện đủ điều kiện
10/12/2020 4:53:08 SA
Việt Nam cần ngăn virus biến thể, Bộ trưởng Bộ Y tế trình kiến nghị lên Thủ tướng
05/01/2021 7:17:03 SA
Hôm nay Việt Nam tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25cmg cho 17 người tình nguyện
20/01/2021 9:20:22 SA
Bộ Y tế chính thức phê duyệt vắc xin ngừa COVID-19, vắc xin sẽ được bán với giá ưu đãi
01/02/2021 8:25:10 CH
12.000 người liên quan chuỗi lây nhiễm Hội thánh, Gò Vấp xuyên đến lấy mẫu Covid
29/05/2021 11:01:01 SA
Cơ sở tiêm chủng tư nhân, đơn vị ngoài ngành y tế được tham gia tiêm phòng COVD-19
26/07/2021 6:05:55 CH
700 nhân viên y tế Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tư vấn từ xa cho các F0
27/08/2021 9:25:16 SA
Hội đồng Đạo đức quốc gia: Hồ sơ nghiên cứu lâm sàng vắc xin Nanocovax đạt yêu cầu
18/09/2021 9:27:31 CH
TP.HCM chính thức rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca còn 6 tuần
24/09/2021 11:41:49 SA
TP.HCM: Khánh thành Bệnh viện Truyền máu huyết học gần 1.000 tỉ đồng cửa ngõ phía tây
19/05/2022 2:46:42 CH
Viêm gan cấp khiến trẻ em chết: 650 ca mắc tại 33 nước, Việt Nam đang ứng phó sao?
30/05/2022 10:41:29 SA
Thủ tướng: Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế và nhân lực y tế nghỉ việc
24/06/2022 12:00:20 CH
Vaccine COVID-19 mới, có thể chống nhiều biến thể được cấp phép sử dụng tại Anh
16/08/2022 11:29:48 SA
Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế trong quý I
01/03/2023 12:09:01 CH
Comments
Bình luận mới
Fan Page
Xem Nhiều Nhất

Hữu ích
17/02/2017 11:26:34 SA
Bảng giá xét nghiệm Bệnh viện Pasteur

Giới tính
03/08/2016 1:50:14 SA
Bật mí bí mật 'chăn chuối' của chị em: Tôi đi săn 'chuối'

Nàng & chàng
03/02/2016 11:28:36 SA
Nữ bác sĩ tự quay cảnh ái ân để tố giác sếp

Gói khám
04/02/2016 10:13:40 SA
Thẻ ngoại trú - CIH

Sức khỏe toàn diện
17/03/2016 4:54:26 SA