Phụ huynh Việt Nam đề cao sự “vâng lời”
Một cuộc điều tra thăm dò xã hội học của tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục – IRED) vừa đưa ra góc nhìn khá thú vị, cho thấy sự khác biệt trong cách dạy con của phụ huynh Việt và phụ huynh Pháp.

Tên đề tài khá dài: “Nghiên cứu so sánh nhận thức của phụ huynh về con trẻ, mục tiêu và phương thức thực hành giáo dục gia đình giữa Pháp và Việt Nam hiện nay”. Sau khi tiến hành thăm dò phỏng vấn 13 phụ huynh Việt Nam và 13 phụ huynh Pháp (chủ yếu là những bà mẹ) thuộc hai thành phần trí thức và bình dân, kết quả đưa ra cho thấy phụ huynh Việt và Pháp ngày nay gặp nhau trong quan điểm mỗi một đứa trẻ là một chủ thể duy biệt và chủ động, nên cần có phương pháp khác biệt trong giáo dục.
Theo ông Trung, đây là một quan điểm giáo dục tiến bộ. “Quan điểm này chứng minh rằng các phụ huynh Việt Nam đang đi trước cả Bộ Giáo dục và Đào tạo nước mình trong cách dạy con – ông Trung nhấn mạnh – bởi vì họ nhận ra không nên áp dụng một “sách” chung cho mọi đứa trẻ, mà tùy đặc thù từng đứa để có một lối giáo dục khác nhau. Phần Lan là nước xử lý tốt vấn đề trên, khi trường học ở quốc gia này có nhiều bộ giáo trình, giáo khoa và nhiều cách dạy áp dụng phù hợp cho từng học sinh, phát huy tối đa khả năng tiềm tàng của từng cá nhân”.
Tuy nhiên, cũng theo tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung, trong thực hành giáo dục gia đình, người Việt và người Pháp có rất nhiều khác biệt đáng lưu ý. Phụ huynh Việt Nam dạy con đề cao sự vâng lời, tuân thủ mệnh lệnh người lớn, không nhấn mạnh đến tính tự chủ nơi con cái (đặc biệt giới bình dân); ưu tiên học hành, thành tích, điểm số, học để đổi đời, thành đạt theo nghĩa phải làm “ông nọ bà kia”; trong gia đình, ông bà vẫn có “quyền lực” can thiệp vào việc dạy con của cha mẹ; vẫn còn sử dụng các hình phạt cảm tính và bạo lực (đặc biệt trong giới bình dân) nhưng lại ít thuyết phục, đối thoại chia sẻ với con; thích khen thưởng con bằng hiện vật, thưởng không có chủ đích…
Trong khi đó, công trình trên cho thấy phụ huynh Pháp coi trọng sự tự chủ, tự giác, óc phản biện, trách nhiệm và sự tự lập của con cái; mong muốn con cái hạnh phúc, làm được những công việc mà chúng yêu thích, bằng cấp chỉ là phương tiện tăng thêm tính chọn lựa trong tương lai; trong gia đình có sự phân vai dạy con, chỉ có cha mẹ mới có trách nhiệm dạy dỗ con, ông bà không thể can thiệp; nhấn mạnh đến không gian sinh hoạt chung trong gia đình để có sự đối thoại, hiểu con; khen thưởng con dựa trên những hành vi tốt, không căn cứ trên những thành tích học hành; khích lệ trẻ ham đọc, thậm chí có hình phạt đọc sách và buộc im lặng suy nghĩ khi đứa trẻ phạm lỗi cho thấy một lối phạt có chủ đích; hướng đến cách sống biết tôn trọng sự khác biệt, hài hòa với tha nhân…

Xu hướng giáo dục con trong tình yêu thương cũng là một nét tương đồng của phụ huynh giữa hai quốc gia. Song, ở Việt Nam, phụ huynh có vẻ gắn yêu thương với chiều chuộng nhiều hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung đưa ra góc nhìn từ công trình trên: phụ huynh Việt Nam vẫn lấy mình làm trung tâm ưu tiên những giá trị có sẵn trong việc thực hành dạy con và yêu cầu đứa trẻ phải phục tùng, vâng theo. Xu thế này đặc biệt mạnh trong giới bình dân và thay đổi tích cực dần trong giới trí thức. Trong khi đó, phụ huynh Pháp đặt con làm trung tâm, đề cao sự tự chủ, đối thoại, biết chịu trách nhiệm trước đời sống.
“Một quốc gia tự chủ phát triển khi có những công dân tự chủ, phát triển. Chính vì vậy, chúng ta phải đặt lại câu hỏi: liệu có nên xem sự vâng lời, phục tùng là một giá trị đạo đức trong việc dạy dỗ con trẻ hay không?”, ông Trung đặt vấn đề cuối phiên trình bày đề tài nói trên tại buổi trao đổi học thuật sáng 24-5 vừa qua tại Đại học Hoa Sen.
Nguyễn Khánh Trung hiện là nghiên cứu viên cơ hữu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục (Viện IRED) và là giảng viên của Khoa Xã hội học - Đại học Mở TPHCM. Ông tốt nghiệp tiến sĩ xã hội học tại Đại học Toulouse Jean Jaurès (Pháp). Một vài công trình xuất bản gần đây của ông: Tính khách quan, sự thật xã hội và các tiêu chí chất lượng trong nghiên cứu định tính đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội, số 8 (204) 2015 và quyển sách Giáo dục Việt Nam và Phần Lan - một nghiên cứu so sánh điển hình về vai trò các chủ thể tại hai trường tiểu học công lập của hai nước, nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành, 2015.
Theo The Saigon Times
Share this:
Related Posts
Báo Anh rầm rộ đưa tin về vụ thuê người chặt tay, chân lấy tiền bảo hiểm ở Hà Nội
25/08/2016 3:31:12 CH
Nghiên cứu chấn động: Người đã chết vẫn có thể nghe được người xung quanh nói gì
21/10/2017 7:22:05 SA
Thực hư thông tin bác sĩ Hoàng Công Lương bị Sở Y tế Hòa Bình thu hồi giấy phép hành nghề
25/07/2018 12:31:04 CH
Herbalife Nutrition: Công bố kết quả cuộc Khảo sát Lão hóa lành mạnh tại châu Á - Thái Bình Dương 2018
27/11/2018 9:02:11 CH
Lập bản đồ gen giúp ngăn ngừa hữu hiệu bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác
27/09/2019 12:20:33 CH
2 ca nhiễm virút corona đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy là người Trung Quốc
23/01/2020 11:11:41 CH
Hiểu đúng về virus corona, danh sách bệnh viện điều trị bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV
04/02/2020 4:23:30 CH
Virus Corona lây nhiễm nhiều nhất trong tuần đầu tiên bệnh nhân phát triệu chứng
26/03/2020 12:05:36 CH
Sau hơn 10 ngày dồn dập bệnh nhân, sáng nay 10-8 Việt Nam không ca COVID-19 mới
10/08/2020 11:46:02 SA
Ngộ độc Clostridium botulinum do ăn Pate Minh Chay: Nhập thuốc giải 8.000 USD/lọ
01/09/2020 8:07:48 SA
COVID-19 ngày 9-9: Các nhà sản xuất vắc xin cam kết tuân thủ tiêu chuẩn khoa học
09/09/2020 8:53:35 SA
Ngày 17/12: Việt Nam sẽ tiêm mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên cho người tình nguyện đủ điều kiện
10/12/2020 4:53:08 SA
Việt Nam cần ngăn virus biến thể, Bộ trưởng Bộ Y tế trình kiến nghị lên Thủ tướng
05/01/2021 7:17:03 SA
Hôm nay Việt Nam tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25cmg cho 17 người tình nguyện
20/01/2021 9:20:22 SA
Comments
Bình luận mới
Fan Page
Xem Nhiều Nhất

Hữu ích
17/02/2017 11:26:34 SA
Bảng giá xét nghiệm Bệnh viện Pasteur

Giới tính
03/08/2016 1:50:14 SA
Bật mí bí mật 'chăn chuối' của chị em: Tôi đi săn 'chuối'

Nàng & chàng
03/02/2016 11:28:36 SA
Nữ bác sĩ tự quay cảnh ái ân để tố giác sếp

Gói khám
04/02/2016 10:13:40 SA
Thẻ ngoại trú - CIH

clip hay
09/11/2016 11:34:00 SA