Tiếng ồn - "kẻ thù ác" giấu mặt
Đời sống tại các đô thị lớn ngày càng nhộn nhịp, ồn ào; ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý không ít người.
Tiếng động trong sinh hoạt ngày càng to và nhiều. Chẳng hạn như việc xây nhà trước đây chỉ là cát, gạch, xi-măng thì nay thêm đá và có lẽ chỉ những ai ở gần nhà đang xây mới hiểu hết nỗi khổ của cái gọi là “đinh tai nhức óc” của việc cắt đá. Tiếng máy cắt xoáy, tiếng động cơ... liên tục khiến cơ thể cả người làm lẫn người nghe đều mau mệt, bởi tiếng động có khả năng gây giật mình, gây co mạch máu... Mạch máu co vài lần, thót tim vài lần có thể không sao, nhưng nếu kéo dài, bệnh tim sẽ tới viếng.
Với người tuổi cao, mắc bệnh mỡ trong máu, khi máu giảm tốc độ, mỡ sẽ có cơ hội bám vào thành mạch, gây xơ vữa mạch máu, tai biến mạch máu. Ban đêm, nếu ở gần khu karaoke, gần quán nhậu... thì nguy cơ là bạn không thể có giấc ngủ yên. Nói thì ngại mếch lòng hàng xóm, còn im lặng thì cơ thể mỏi mệt vì mất ngủ, thiếu tỉnh táo vào ban ngày, dễ dẫn đến sai sót.
Với người tuổi cao, mắc bệnh mỡ trong máu, khi máu giảm tốc độ, mỡ sẽ có cơ hội bám vào thành mạch, gây xơ vữa mạch máu, tai biến mạch máu. Ban đêm, nếu ở gần khu karaoke, gần quán nhậu... thì nguy cơ là bạn không thể có giấc ngủ yên. Nói thì ngại mếch lòng hàng xóm, còn im lặng thì cơ thể mỏi mệt vì mất ngủ, thiếu tỉnh táo vào ban ngày, dễ dẫn đến sai sót.

Tiếng ồn ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe - Ảnh mang tính minh họa: Internet
Ô nhiễm âm thanh còn nằm ở các spot quảng cáo với tiếng chuông điện thoại reng inh ỏi, giọng đọc với tốc độ “siêu thanh”... những tưởng là chuyện nhỏ nhưng thực chất đều ảnh hưởng đến sức khỏe. “Gặp nhau” nhiều lần mỗi ngày e cuộc đời sẽ mất vui.
Loại tiếng ồn ít ai để ý là tiếng ồn ở các trường học có diện tích nhỏ, học sinh đông, không có sân chơi rộng. Điều này ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài vở sau giờ chơi của học sinh mà không ai biết nguyên nhân vì sao. Cuối cùng là các bà vợ, ông chồng lắm lời - cứ bữa cơm hay lúc chuẩn bị đi ngủ là “phát thanh”. Tiếng này không ồn nhưng có khả năng làm tăng nhịp tim, mạch máu co thắt, thậm chí nuốt không trôi miếng cơm, ngủ không được.
Âm thanh còn tìm đến tai chúng ta từ động cơ xe máy, tiếng còi trên đường. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định tiếng ồn là loại ô nhiễm phá hủy sức khỏe. Theo bác sĩ Võ Quang Phúc - PGĐ BV Tai - Mũi - Họng TP.HCM: “Tiếng ồn quá 85 decibel ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây điếc tai”.
Cách tự bảo vệ
Tai bị tiếng ồn hành hạ có nguy cơ bị điếc. Con tim bị tiếng ồn tấn công có thể dẫn dến nhồi máu nếu vỡ động mạch nuôi tim, não bộ bị tai biến nếu “nứt” động mạch nuôi não... Khi tai biến xảy ra, người ta quy tội cho cholesterol mà ít ai ngờ kẻ thủ ác lại là tiếng ồn; sự căng thẳng do stress vẫn “ngoài vòng pháp luật”.
Có những tiếng ồn có thể tránh được, chẳng hạn như giảm âm lượng ti vi, máy hát. Nhà ở những khu vực yên tĩnh hiện nay có giá rẻ hơn tại những nơi buôn bán sầm uất. Nếu quan tâm đến sức khỏe, bạn sẽ biết nên ở đâu là thích hợp. Trường hợp buộc phải ở nơi ồn ào vì sinh kế, bạn có thể nghĩ đến phương án cách âm nơi làm việc hoặc tạo ra một không gian mà ở đó mọi người sẽ ý thức hơn đến việc giữ trật tự.
Tiếng ồn khi tham gia giao thông có thể "né" bằng việc tránh giờ cao điểm ùn tắc - đi sớm hơn hoặc muộn hơn. Với tiếng ồn trong trường học, phụ huynh nên yêu cầu nhà trường tìm biện pháp giải quyết một khi chúng vượt ngưỡng cho phép.
Trường hợp dùng nút tai để tránh tiếng ồn, bác sĩ Phúc khuyên: “Không nên dùng nút tai khi tham gia giao thông vì sẽ không nghe được tiếng còi xin đường, báo hiệu... rất nguy hiểm. Để tránh tiếng ồn khi đi dự tiệc nên ngồi xa ampli, điều chỉnh âm thanh karaoke vừa đủ. Nhà ở khu vực ồn ào nên sử dụng vật liệu cách âm. Ngoài ra, những nơi gây ồn ào vào giờ nghỉ ngơi nên bị nhắc nhở tuân thủ quy định”.
Thực tế cho thấy, với bản năng sinh tồn, khi nghe tiếng suối chảy, tiếng chim hót ta sẽ thấy thư giãn dễ chịu, còn gặp tiếng ồn quá to gây bất lợi, cơ thể sẽ báo động bằng cách gây ra những cơn nhức đầu, cảm giác khó chịu, tai đau dữ dội, buộc cơ thể tự động giơ tay bịt tai để cản bớt âm thanh. Người sống gần nơi ồn ào tuy có thể dần quen với ô nhiễm nhưng tác động xấu của tiếng ồn vẫn còn nguyên.
Theo Phunuonline
Đăng Ký: Tiếng ồn - "kẻ thù ác" giấu mặt
Share this:
Related Posts
Bác sĩ bất ngờ 'phán' với bệnh nhân: Uống thuốc cũng chết, không uống cũng chết
01/06/2016 9:07:40 SA
Bác sĩ nói: Việc cố tình 'anti vaccine' là có tội với cả một thế hệ của đất nước
11/07/2017 10:05:57 SA
Bác sĩ chỉ ra 6 mẹo để phòng ngừa viêm phổi cấp tính trong dịp nghỉ Tết nguyên đán
23/01/2020 11:21:37 CH
Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới
30/01/2020 11:08:09 CH
Phí cách ly 14 ngày tại Việt Nam: 22,5 - 88 triệu đồng, có thể ở khách sạn 5 sao?
01/09/2020 8:16:06 SA
Bệnh nhân giảm gánh nặng khi chương trình hỗ trợ thuốc trị ung thư chuyển sang giai đoạn mới
06/10/2020 8:07:18 SA
Trị tận gốc thoái hóa khớp với lời khuyên của Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
08/10/2020 10:01:00 SA
Bệnh đột quỵ khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Làm sao nhận biết bệnh, sơ cứu ra sao?
10/12/2020 7:59:02 SA
Tin vui: tìm ra chất làm thuốc trị ung thư mới khiến tế bào ung thư ‘chết đói‘
25/12/2020 4:15:23 CH
Ấn Độ lập kỷ lục buồn: gần 315.000 ca nhiễm một ngày, cao nhất toàn cầu từ đầu dịch
22/04/2021 4:29:00 CH
TP.HCM: Chính thức có ca dương tính COVID-19, lấy hơn 6.000 mẫu giám sát nơi ở bệnh nhân
18/05/2021 4:10:08 CH
Vụ kiện giữa Bệnh viện FV và bệnh nhân: Bệnh nhân công khai xin lỗi bệnh viện trên 03 tờ báo
15/06/2021 2:37:02 SA
Chuyên gia ung bướu 'mách nước' việc người bị ung thư nên làm để điều trị bệnh hiệu quả
18/08/2021 11:01:18 SA
TP.HCM triển khai 'kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân theo chuyên khoa'
04/09/2021 10:52:07 SA
Thế giới sẽ có thuốc kháng virus dùng trong điều trị COVID-19 trong vài tháng tới?
26/09/2021 9:54:07 SA