Vì sao triệu chứng viêm khớp trở nặng hơn vào ban đêm?
Cơ thể tiết ra ít chất chống viêm cortisol vào ban đêm, sự thay đổi hormone và cytokine... là nguyên nhân khiến viêm khớp trở nặng vào ban đêm
Nhiều người nhận thấy rằng các triệu chứng viêm khớp của họ trở nên xấu đi vào ban đêm, khiến họ trằn trọc, khó ngủ hơn. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau khớp hay trở nặng vào đêm muộn và sáng sớm. Một trong số đó có liên quan đến sự thay đổi mức độ hormone và cytokine, là những protein truyền tín hiệu tế bào trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đưa giả thuyết rằng, cũng có thể do thuốc trị viêm khớp mà người bị đau khớp sử dụng ban ngày, đến tối có thể hết tác dụng dẫn đến cơn đau bùng phát. Ngoài ra, nhịp sinh học của cơ thể đóng một vai trò quyết định cơn đau. Cụ thể, ở những người bị viêm khớp dạng thấp, cơ thể tiết ra ít hóa chất chống viêm cortisol vào ban đêm, làm tăng cơn đau liên quan đến viêm.
Các quá trình khác cũng có thể làm tăng cơn đau viêm khớp dạng thấp, bao gồm việc giải phóng các cytokine tiền viêm vào ban đêm, tăng số lượng tế bào di chuyển đến mô bị viêm và những thay đổi trong phản ứng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, cơ thể tiết ra lượng melatonin và prolactin cao hơn vào ban đêm, cũng gây ra sự gia tăng các cytokine gây viêm.
Tình trạng viêm và đau do viêm khớp của một người có thể trở nên tồi tệ hơn nếu cơn đau khớp bắt đầu trước khi họ đi ngủ. Nệm hoặc gối quá cứng, không thoải mái gây áp lực lên khớp và gây kích ứng tình trạng viêm khớp.
Người bị đau khớp có các yếu tố nguy cơ khác gây mất ngủ, chẳng hạn như mức độ căng thẳng cao hoặc uống caffeine trước khi đi ngủ cũng có thể bị đau khớp vào ban đêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa viêm khớp và thiếu ngủ. Những người bị viêm khớp có thể khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ thấp hơn do cơn đau khớp gây ra.
Vì mất ngủ có thể làm cho cơn đau tồi tệ hơn vào ban đêm, người bị viêm khớp cần cải thiện giấc ngủ như một cách điều trị cơn đau. Chuẩn bị giấc ngủ tốt có thể giúp mọi người đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ lâu hơn. Một số cách chuẩn bị cho giấc ngủ có thể giúp người viêm khớp ngủ ngon như: đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm, thiền hoặc thực hiện một hoạt động tĩnh tâm khác, không ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Người bị đau khớp nên tập thể dục trong ngày để giảm bớt các triệu chứng viêm khớp và hỗ trợ sức khỏe tốt hơn, tránh tập thể dục trong 4 giờ trước khi đi ngủ, tránh các chất kích thích như cafeine và nicotin, đặc biệt là vào buổi chiều và buổi tối.
Quản lý căng thẳng, ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực cũng giúp người đau khớp thoải mái hơn, hạn chế cơn đau bùng phát vào ban đêm. Người bị viêm khớp cũng cần giữ cho phòng ngủ mát mẻ và tối, đầu tư một tấm nệm êm ái, gối thoải mái.
Lưu ý, người bị đau khớp không đi ngủ khi cơn đau đang diễn ra, thay vào đó nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc giảm đau. Tình trạng đau từ đêm này sang đêm khác sẽ khiến người bệnh bệnh mỏi, đau đớn gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, khi nhận thấy rằng cơn đau khớp nặng lên và hay có xu hướng trầm trọng hóa vào ban đêm, người bệnh nên đi khám để có cách điều trị.
Theo VnExpress
Các quá trình khác cũng có thể làm tăng cơn đau viêm khớp dạng thấp, bao gồm việc giải phóng các cytokine tiền viêm vào ban đêm, tăng số lượng tế bào di chuyển đến mô bị viêm và những thay đổi trong phản ứng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, cơ thể tiết ra lượng melatonin và prolactin cao hơn vào ban đêm, cũng gây ra sự gia tăng các cytokine gây viêm.
Tình trạng viêm và đau do viêm khớp của một người có thể trở nên tồi tệ hơn nếu cơn đau khớp bắt đầu trước khi họ đi ngủ. Nệm hoặc gối quá cứng, không thoải mái gây áp lực lên khớp và gây kích ứng tình trạng viêm khớp.
Người bị đau khớp có các yếu tố nguy cơ khác gây mất ngủ, chẳng hạn như mức độ căng thẳng cao hoặc uống caffeine trước khi đi ngủ cũng có thể bị đau khớp vào ban đêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa viêm khớp và thiếu ngủ. Những người bị viêm khớp có thể khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ thấp hơn do cơn đau khớp gây ra.
Vì mất ngủ có thể làm cho cơn đau tồi tệ hơn vào ban đêm, người bị viêm khớp cần cải thiện giấc ngủ như một cách điều trị cơn đau. Chuẩn bị giấc ngủ tốt có thể giúp mọi người đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ lâu hơn. Một số cách chuẩn bị cho giấc ngủ có thể giúp người viêm khớp ngủ ngon như: đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm, thiền hoặc thực hiện một hoạt động tĩnh tâm khác, không ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Người bị đau khớp nên tập thể dục trong ngày để giảm bớt các triệu chứng viêm khớp và hỗ trợ sức khỏe tốt hơn, tránh tập thể dục trong 4 giờ trước khi đi ngủ, tránh các chất kích thích như cafeine và nicotin, đặc biệt là vào buổi chiều và buổi tối.
Quản lý căng thẳng, ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực cũng giúp người đau khớp thoải mái hơn, hạn chế cơn đau bùng phát vào ban đêm. Người bị viêm khớp cũng cần giữ cho phòng ngủ mát mẻ và tối, đầu tư một tấm nệm êm ái, gối thoải mái.
Lưu ý, người bị đau khớp không đi ngủ khi cơn đau đang diễn ra, thay vào đó nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc giảm đau. Tình trạng đau từ đêm này sang đêm khác sẽ khiến người bệnh bệnh mỏi, đau đớn gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, khi nhận thấy rằng cơn đau khớp nặng lên và hay có xu hướng trầm trọng hóa vào ban đêm, người bệnh nên đi khám để có cách điều trị.
Theo VnExpress
Đăng Ký: Vì sao triệu chứng viêm khớp trở nặng hơn vào ban đêm?
Share this:
Related Posts
Bác sĩ bất ngờ 'phán' với bệnh nhân: Uống thuốc cũng chết, không uống cũng chết
01/06/2016 9:07:40 SA
Bác sĩ nói: Việc cố tình 'anti vaccine' là có tội với cả một thế hệ của đất nước
11/07/2017 10:05:57 SA
Bác sĩ chỉ ra 6 mẹo để phòng ngừa viêm phổi cấp tính trong dịp nghỉ Tết nguyên đán
23/01/2020 11:21:37 CH
Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới
30/01/2020 11:08:09 CH
Phí cách ly 14 ngày tại Việt Nam: 22,5 - 88 triệu đồng, có thể ở khách sạn 5 sao?
01/09/2020 8:16:06 SA
Bệnh nhân giảm gánh nặng khi chương trình hỗ trợ thuốc trị ung thư chuyển sang giai đoạn mới
06/10/2020 8:07:18 SA
Trị tận gốc thoái hóa khớp với lời khuyên của Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
08/10/2020 10:01:00 SA
Bệnh đột quỵ khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Làm sao nhận biết bệnh, sơ cứu ra sao?
10/12/2020 7:59:02 SA
Tin vui: tìm ra chất làm thuốc trị ung thư mới khiến tế bào ung thư ‘chết đói‘
25/12/2020 4:15:23 CH
Ấn Độ lập kỷ lục buồn: gần 315.000 ca nhiễm một ngày, cao nhất toàn cầu từ đầu dịch
22/04/2021 4:29:00 CH
TP.HCM: Chính thức có ca dương tính COVID-19, lấy hơn 6.000 mẫu giám sát nơi ở bệnh nhân
18/05/2021 4:10:08 CH
Vụ kiện giữa Bệnh viện FV và bệnh nhân: Bệnh nhân công khai xin lỗi bệnh viện trên 03 tờ báo
15/06/2021 2:37:02 SA
Chuyên gia ung bướu 'mách nước' việc người bị ung thư nên làm để điều trị bệnh hiệu quả
18/08/2021 11:01:18 SA
TP.HCM triển khai 'kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân theo chuyên khoa'
04/09/2021 10:52:07 SA
Thế giới sẽ có thuốc kháng virus dùng trong điều trị COVID-19 trong vài tháng tới?
26/09/2021 9:54:07 SA