Vì sao uống nhiều nước giúp ngừa sỏi thận?
Để bù lại cái nắng nóng ngày hè, cơ thể con người thích nghi bằng cách tăng tiết thải mồ hôi để vừa mát da, hạ nhiệt độ cơ thể xuống và tăng thở ra hơi nước. Nếu không bù lại nước và muối khoáng qua đường uống, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống và nguy cơ sỏi đường tiết niệu tăng lên…..
Xuất nhập nước luôn cân bằng động
Hằng ngày mức cân bằng của lượng nước trong cơ thể người lớn khoảng ba lít rưỡi. Nước vào cơ thể do ăn uống và chuyển hóa sinh ra; lượng thu vào này luôn luôn “cân bằng động” (homeostasis) với lượng thải ra qua nước tiểu, hơi thở, mồ hôi và phân. Mùa nắng hơi thở và mồ hôi nhiều thì nước tiểu ít lại và mùa đông thì ngược lại nước chủ yếu thái qua đường tiểu và phân.
Hằng ngày mức cân bằng của lượng nước trong cơ thể người lớn khoảng ba lít rưỡi. Nước vào cơ thể do ăn uống và chuyển hóa sinh ra; lượng thu vào này luôn luôn “cân bằng động” (homeostasis) với lượng thải ra qua nước tiểu, hơi thở, mồ hôi và phân. Mùa nắng hơi thở và mồ hôi nhiều thì nước tiểu ít lại và mùa đông thì ngược lại nước chủ yếu thái qua đường tiểu và phân.

Tại sao miền người miền Nam nhiều sỏi thận nhiều hơn?
Sự tạo sỏi sẽ dễ dàng hơn khi số lượng tinh thể trong nước tiểu nhiều và lượng nước tiểu để hòa tan lại quá ít không tương xứng.
Vào mùa hè thời tiết khô và nóng bức, con người sẽ thải nước ra ngoài chủ yếu qua dạng mồ hôi và hơi thở, do đó lượng nước thải ra đường tiểu ít đi. Đây là lời giải khoa học vì sao tỉ lệ sỏi niệu ở miền Nam cao hơn miền Bắc. Kết quả này phù hợp với các thăm dò niệu học của cố GS Ngô Gia Hy và cộng sự đã tiến hành. GS Hy lý giải rằng miền Nam khí hậu nóng hơn nên nước thải ra thường ở dạng mồ hôi và hơi thở nhiều hơn hẳn, ở miền Bắc có gió mùa lạnh lẽo nên chủ yếu đi tiểu nhiều nên nguy cơ sỏi thận ít hơn.
Điều này tương tự như bí quyết sản xuất bột sắn (bột lọc). Đó là trong giai đoạn tinh lọc bột, nông dân phải khuấy dung dịch bột sắn và cho lắng gạn nhiều lần. Nếu cho quá nhiều nước vào bột sẽ không lắng đọng được như ý, ngược lại cho quá ít nước lại không đủ để hòa tan. Sỏi hệ niệu cũng sinh ra theo cơ chế tương tự: nhiều nước khó kết sỏi và ngược lại.
Ăn ít khoáng, uống nhiều nước ngừa sỏi thận
Tuy sỏi thận là một bệnh chuyển hóa khá phổ biến ở nước ta về tần suất mắc bệnh lẫn tỉ lệ tái phát, nhưng cũng khá dễ ngăn ngừa và chống tái phát.
Hiện nay, ở nước ta cũng như trên thế giới phác đồ điều trị và ngừa tái phát sỏi thận đều rất đơn giản gồm:
1. Uống thật nhiều nước: Đây là phương cách chính để phòng ngừa sỏi thận. Có thể uống nước lọc, nước sôi để nguội, nước suối, nước giải khát và cả uống bia. Uống nhiều nước đầu vào thì đương nhiên sẽ tăng lượng nước tiểu thải ra. Khi lượng nước tiểu tăng lên, các tinh thể sỏi không thể kết dính thành cục sỏi được. Đặc biệt, khi uống nước chanh, nước cam, nhiều muối citrate sẽ được thải ra trong nước tiểu, ngăn cản sự hình thành sỏi thận.
2. Tránh ăn thực phẩm quá giàu oxalate, purine...: Các nhóm thức ăn có chứa nhiều gốc oxalate, purine hay nhiều đạm sẽ làm dễ hơn quá trình tạo ra sỏi thận như cải bó xôi, củ cải đường, sôcôla, đậu bắp, thịt nội tạng, thịt đỏ... Tránh uống quá nhiều vitamin C (viên canxi C), nước khoáng giàu carbonate...
3. Dùng thêm thuốc hỗ trợ: Chủ yếu là lợi tiểu và thuốc chữa các bệnh có xu hướng dễ gây sỏi thận như bệnh gout, hội chứng chuyển hóa... Kim tiền thảo, mã đề, râu ngô… cũng để tăng lượng nước tiểu lên...
4. Không hạn chế thực phẩm giàu canxi: Trước đây, khi phân tích thành phần hóa học của sỏi thận người ta thấy đa số là sỏi canxi-oxalate. Vì thế có ý kiến cho là phải hạn chế canxi trong thực phẩm để ngừa sỏi. Nhưng khá nhiều công trình khoa học nghiêm túc cho thấy quan niệm sai lầm.
Canxi trong thực phẩm sẽ kết hợp với oxalate tạo thành phức hợp calcioxalate không hòa tan và không thể hấp thu vào máu, nên sẽ được thải theo phân ra ngoài và dĩ nhiên giúp ngừa sỏi thận. Tương tự, khi ăn quá nhiều oxalate mà không đủ lượng canxi tương ứng, oxalate được hấp thu vào máu sẽ thải ra thận cũng gây nguy cơ sỏi thận.
Chú ý: Vitamin C (axit ascorbic) cũng có khả năng chuyển hóa thành gốc oxalate. Nếu chúng ta dùng thực phẩm giàu vitamin C (hơn 1000mg vitamin C/ ngày) nguy cơ chất oxalate trong máu sẽ cao và khả năng sỏi thận cũng lớn hơn.
Theo Dantri
Đăng Ký: Vì sao uống nhiều nước giúp ngừa sỏi thận?
Share this:
Related Posts
Bác sĩ bất ngờ 'phán' với bệnh nhân: Uống thuốc cũng chết, không uống cũng chết
01/06/2016 9:07:40 SA
Bác sĩ nói: Việc cố tình 'anti vaccine' là có tội với cả một thế hệ của đất nước
11/07/2017 10:05:57 SA
Bác sĩ chỉ ra 6 mẹo để phòng ngừa viêm phổi cấp tính trong dịp nghỉ Tết nguyên đán
23/01/2020 11:21:37 CH
Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới
30/01/2020 11:08:09 CH
Phí cách ly 14 ngày tại Việt Nam: 22,5 - 88 triệu đồng, có thể ở khách sạn 5 sao?
01/09/2020 8:16:06 SA
Bệnh nhân giảm gánh nặng khi chương trình hỗ trợ thuốc trị ung thư chuyển sang giai đoạn mới
06/10/2020 8:07:18 SA
Trị tận gốc thoái hóa khớp với lời khuyên của Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
08/10/2020 10:01:00 SA
Bệnh đột quỵ khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Làm sao nhận biết bệnh, sơ cứu ra sao?
10/12/2020 7:59:02 SA
Tin vui: tìm ra chất làm thuốc trị ung thư mới khiến tế bào ung thư ‘chết đói‘
25/12/2020 4:15:23 CH
Ấn Độ lập kỷ lục buồn: gần 315.000 ca nhiễm một ngày, cao nhất toàn cầu từ đầu dịch
22/04/2021 4:29:00 CH
TP.HCM: Chính thức có ca dương tính COVID-19, lấy hơn 6.000 mẫu giám sát nơi ở bệnh nhân
18/05/2021 4:10:08 CH
Vụ kiện giữa Bệnh viện FV và bệnh nhân: Bệnh nhân công khai xin lỗi bệnh viện trên 03 tờ báo
15/06/2021 2:37:02 SA
Chuyên gia ung bướu 'mách nước' việc người bị ung thư nên làm để điều trị bệnh hiệu quả
18/08/2021 11:01:18 SA
TP.HCM triển khai 'kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân theo chuyên khoa'
04/09/2021 10:52:07 SA
Thế giới sẽ có thuốc kháng virus dùng trong điều trị COVID-19 trong vài tháng tới?
26/09/2021 9:54:07 SA