Xông nước lá và dầu gió có diệt được virus SARS-CoV-2?
Nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội về việc xông nước lá, uống nước chanh, sả, gừng... để diệt virus SARS-CoV-2 gây Covid-19, giúp nhanh khỏi bệnh. Thông tin này có chính xác hay không?
Trên mạng xã hội, trong các group giúp nhau mùa dịch, các trang Facebook cá nhân... đã chia sẻ rất nhiều phương pháp chữa trị Covid-19, được khá nhiều người tin tưởng làm theo. Chẳng hạn như uống nước nấu gừng, chanh, sả; xông hơi bằng nước lá, nước nóng có nhỏ dầu gió, khò nước muối... để diệt virus SARS-CoV-2.,,
Chia sẻ về vấn đề này, tiến sĩ - bác sĩ Phạm Lê Duy, giảng viên bộ môn sinh lý bệnh và miễn dịch, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho rằng những thông tin lan truyền trên mạng về việc xông hơn diệt virus, trong đó có clip người phụ nữ mặc đồ bảo hộ hướng dẫn, là không chính xác.
Bác sĩ Duy phân tích: "Khi virus đã nhiễm vào cơ thể thì xông nhiệt độ cao cũng không thể diệt được virus. Nên nhớ virus không sống bên ngoài tế bào của chúng ta. Khi nhiễm, virus sẽ chui vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, nhờ tế bào của người bị nhiễm sản xuất ra nhiều virus mới và xâm nhiễm qua các tế bào lân cận qua khoảng kẽ những tế bào. Xông nóng chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, tức không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào. Vì thế súc họng hay xông mũi họng cỡ nào cũng không làm sạch được nó".
Theo bác sĩ Duy, xông nóng chỉ làm cho chúng ta đỡ nghẹt mũi, đỡ khô họng, loãng đàm để dễ khạc. "Còn dầu gió cũng chưa có một báo cáo nào cho thấy có tác dụng diệt vi khuẩn hết! Việc khò nước muối cũng chỉ giúp sạch họng, dễ chịu, giảm tình trạng bội nhiễm vi trùng chứ không giết được virus. Bên cạnh đó, uống nước gừng, chanh, xả cũng không giúp diệt virus", bác sĩ Phạm Lê Duy khẳng định.
Vậy cơ chế hoạt động của virus và cách tiêu diệt nó như thế nào? Bác sĩ Duy chia sẻ: "Cơ thể khi phát hiện tế bào bị nhiễm virus sẽ huy động các tế bào miễn dịch (bạch cầu) đến để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, do virus đã trú ẩn bên trong tế bào rồi, nên cách duy nhất để diệt nó là phải... diệt luôn tế bào của chính chúng ta. Khi đó, tế bào miễn dịch sẽ có thể trực tiếp tiêu diệt tế bào bị nhiễm, một số khác thì tiết ra hàng loạt các cytokine kích thích các tế bào viêm trong cơ thể, gây viêm mô ở vị trí nhiễm virus. Tình trạng viêm đó có mục đích là tiêu diệt virus, nhưng cũng có tác dụng ngược là làm tổn thương mô của chúng ta. Nếu tình trạng viêm quá nặng, dẫn đến mất kiểm soát, tạo ra các "cơn bão cytokine" thì có thể gây viêm phổi lan tỏa, suy hô hấp và tử vong. Quá trình bệnh nhân Covid-19 được các bác sĩ chữa trị chính là quá trình làm ức chế sự nhân lên của các tế bào đã nhiễm virus".
Bên cạnh đó, tiến sĩ - bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương, Giảng viên bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cũng cho biết Tây y không thấy nói về việc xông lá, dầu gió hay uống các loại nước chanh gừng sả sẽ giúp diệt được virus SARS-CoV-2. "Bệnh nhân Covid-19 cần chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý làm theo các chia sẻ trên mạng khi thông tin chưa được kiểm chứng và không mang tính chính thống khoa học", bác sĩ Thuỳ Dương lưu ý.
Theo TNO
Chia sẻ về vấn đề này, tiến sĩ - bác sĩ Phạm Lê Duy, giảng viên bộ môn sinh lý bệnh và miễn dịch, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho rằng những thông tin lan truyền trên mạng về việc xông hơn diệt virus, trong đó có clip người phụ nữ mặc đồ bảo hộ hướng dẫn, là không chính xác.
Bác sĩ Duy phân tích: "Khi virus đã nhiễm vào cơ thể thì xông nhiệt độ cao cũng không thể diệt được virus. Nên nhớ virus không sống bên ngoài tế bào của chúng ta. Khi nhiễm, virus sẽ chui vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, nhờ tế bào của người bị nhiễm sản xuất ra nhiều virus mới và xâm nhiễm qua các tế bào lân cận qua khoảng kẽ những tế bào. Xông nóng chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, tức không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào. Vì thế súc họng hay xông mũi họng cỡ nào cũng không làm sạch được nó".
Theo bác sĩ Duy, xông nóng chỉ làm cho chúng ta đỡ nghẹt mũi, đỡ khô họng, loãng đàm để dễ khạc. "Còn dầu gió cũng chưa có một báo cáo nào cho thấy có tác dụng diệt vi khuẩn hết! Việc khò nước muối cũng chỉ giúp sạch họng, dễ chịu, giảm tình trạng bội nhiễm vi trùng chứ không giết được virus. Bên cạnh đó, uống nước gừng, chanh, xả cũng không giúp diệt virus", bác sĩ Phạm Lê Duy khẳng định.
Vậy cơ chế hoạt động của virus và cách tiêu diệt nó như thế nào? Bác sĩ Duy chia sẻ: "Cơ thể khi phát hiện tế bào bị nhiễm virus sẽ huy động các tế bào miễn dịch (bạch cầu) đến để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, do virus đã trú ẩn bên trong tế bào rồi, nên cách duy nhất để diệt nó là phải... diệt luôn tế bào của chính chúng ta. Khi đó, tế bào miễn dịch sẽ có thể trực tiếp tiêu diệt tế bào bị nhiễm, một số khác thì tiết ra hàng loạt các cytokine kích thích các tế bào viêm trong cơ thể, gây viêm mô ở vị trí nhiễm virus. Tình trạng viêm đó có mục đích là tiêu diệt virus, nhưng cũng có tác dụng ngược là làm tổn thương mô của chúng ta. Nếu tình trạng viêm quá nặng, dẫn đến mất kiểm soát, tạo ra các "cơn bão cytokine" thì có thể gây viêm phổi lan tỏa, suy hô hấp và tử vong. Quá trình bệnh nhân Covid-19 được các bác sĩ chữa trị chính là quá trình làm ức chế sự nhân lên của các tế bào đã nhiễm virus".
Bên cạnh đó, tiến sĩ - bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương, Giảng viên bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cũng cho biết Tây y không thấy nói về việc xông lá, dầu gió hay uống các loại nước chanh gừng sả sẽ giúp diệt được virus SARS-CoV-2. "Bệnh nhân Covid-19 cần chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý làm theo các chia sẻ trên mạng khi thông tin chưa được kiểm chứng và không mang tính chính thống khoa học", bác sĩ Thuỳ Dương lưu ý.
Theo TNO
Đăng Ký: Xông nước lá và dầu gió có diệt được virus SARS-CoV-2?
Share this:
Related Posts
Bác sĩ bất ngờ 'phán' với bệnh nhân: Uống thuốc cũng chết, không uống cũng chết
01/06/2016 9:07:40 SA
Bác sĩ nói: Việc cố tình 'anti vaccine' là có tội với cả một thế hệ của đất nước
11/07/2017 10:05:57 SA
Bác sĩ chỉ ra 6 mẹo để phòng ngừa viêm phổi cấp tính trong dịp nghỉ Tết nguyên đán
23/01/2020 11:21:37 CH
Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới
30/01/2020 11:08:09 CH
Phí cách ly 14 ngày tại Việt Nam: 22,5 - 88 triệu đồng, có thể ở khách sạn 5 sao?
01/09/2020 8:16:06 SA
Bệnh nhân giảm gánh nặng khi chương trình hỗ trợ thuốc trị ung thư chuyển sang giai đoạn mới
06/10/2020 8:07:18 SA
Trị tận gốc thoái hóa khớp với lời khuyên của Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
08/10/2020 10:01:00 SA
Bệnh đột quỵ khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Làm sao nhận biết bệnh, sơ cứu ra sao?
10/12/2020 7:59:02 SA
Tin vui: tìm ra chất làm thuốc trị ung thư mới khiến tế bào ung thư ‘chết đói‘
25/12/2020 4:15:23 CH
Ấn Độ lập kỷ lục buồn: gần 315.000 ca nhiễm một ngày, cao nhất toàn cầu từ đầu dịch
22/04/2021 4:29:00 CH
TP.HCM: Chính thức có ca dương tính COVID-19, lấy hơn 6.000 mẫu giám sát nơi ở bệnh nhân
18/05/2021 4:10:08 CH
Vụ kiện giữa Bệnh viện FV và bệnh nhân: Bệnh nhân công khai xin lỗi bệnh viện trên 03 tờ báo
15/06/2021 2:37:02 SA
Chuyên gia ung bướu 'mách nước' việc người bị ung thư nên làm để điều trị bệnh hiệu quả
18/08/2021 11:01:18 SA
TP.HCM triển khai 'kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân theo chuyên khoa'
04/09/2021 10:52:07 SA
Thế giới sẽ có thuốc kháng virus dùng trong điều trị COVID-19 trong vài tháng tới?
26/09/2021 9:54:07 SA