Bệnh whitmore có dễ lây?
Hôm qua 16-9, có thêm bệnh nhân bị whitmore do vi khuẩn 'ăn thịt người' được ghi nhận. Vấn đề đang được quan tâm là bệnh có thể lây từ người sang người
Bệnh nhân mới nhất vào Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội ở ngày thứ 10 của bệnh, sốt cao 38-39 độ, liên tục có cơn rét run, đau đầu, mệt mỏi mà không tìm thấy các ổ nhiễm khuẩn hay ápxe, kết quả cấy máu phát hiện bệnh nhân dương tính với bệnh whitmore do vi khuẩn 'ăn thịt người'.
Nhiễm vi khuẩn nhưng không biểu hiện thành bệnh
Theo Bệnh viện đa khoa Đức Giang, những người dễ mắc bệnh là người bệnh đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh thận hoặc phổi tắc nghẽn mãn tính, người sử dụng corticoid, bệnh nhân ung thư...
Bệnh có thể mắc khi tiếp xúc với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn, hoặc hít phải hạt bụi, hạt nước nhiễm khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc qua xây xước ngoài da.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Đức Giang, bệnh khó lây từ người sang người, nhưng biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, mỗi thể bệnh có triệu chứng lâm sàng khác nhau nên dễ bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm với bệnh lao và các bệnh lý viêm phổi thông thường. Cũng có những trường hợp bệnh nhân bị ápxe cơ, ápxe phần mềm, viêm hạch, viêm xương...
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, nhiều người có thể nhiễm vi khuẩn gây căn bệnh này nhưng không biểu hiện thành bệnh (thể mãn tính), bên cạnh đó là 2 thể bán cấp và cấp tính. Tỉ lệ tử vong bệnh nhân thể cấp tính có thể lên tới 50%.
Các nhà khoa học quốc tế cùng bàn
Sau nhiều năm được coi là căn bệnh bị lãng quên, sắp tới sẽ có một hội nghị quốc tế về căn bệnh whitmore được tổ chức vào tháng 10-2019 tại Hà Nội.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân whitmore, bệnh này đã được ghi nhận từ những năm 1950, lưu hành lẻ tẻ tại nhiều tỉnh thành, 5-10 năm mới có 20 ca bệnh nên được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ bị lãng quên.
Tuy nhiên gần đây bệnh gia tăng tại nhiều địa phương. Riêng tháng 8 vừa qua Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 12 bệnh nhân, 4 người trong đó đã tử vong, 1 nữ bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mất phần mềm vùng cánh mũi khiến nhiều người gọi đây là "vi khuẩn ăn thịt người".
Do dễ bị nhầm lẫn với căn bệnh khác và điều trị khá khó khăn nên tỉ lệ tử vong hiện lên tới 40-50% tùy bệnh viện.
Hội nghị quốc tế lần này là hội nghị quốc tế đầu tiên về căn bệnh whitmore được tổ chức tại Việt Nam.
Gia tăng người bệnh ở nhiều địa phương
Hiện có tình trạng gia tăng bệnh nhân whitmore ở nhiều địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Thái Nguyên... nên rất nhiều người lo lắng về cách phòng chống căn bệnh này.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, gần đây thời gian ghi nhận bệnh nhân nhiều hơn là tháng 7-11, là thời gian có mưa nhiều, nếu lội bùn, đắp đất và trên da có vết thương hở là cơ hội nhiễm vi khuẩn gây bệnh, vì vậy đảm bảo bảo hộ lao động là cách phòng tránh bệnh rất quan trọng.
Theo TTO
Nhiễm vi khuẩn nhưng không biểu hiện thành bệnh
Theo Bệnh viện đa khoa Đức Giang, những người dễ mắc bệnh là người bệnh đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh thận hoặc phổi tắc nghẽn mãn tính, người sử dụng corticoid, bệnh nhân ung thư...
Bệnh có thể mắc khi tiếp xúc với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn, hoặc hít phải hạt bụi, hạt nước nhiễm khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc qua xây xước ngoài da.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Đức Giang, bệnh khó lây từ người sang người, nhưng biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, mỗi thể bệnh có triệu chứng lâm sàng khác nhau nên dễ bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm với bệnh lao và các bệnh lý viêm phổi thông thường. Cũng có những trường hợp bệnh nhân bị ápxe cơ, ápxe phần mềm, viêm hạch, viêm xương...
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, nhiều người có thể nhiễm vi khuẩn gây căn bệnh này nhưng không biểu hiện thành bệnh (thể mãn tính), bên cạnh đó là 2 thể bán cấp và cấp tính. Tỉ lệ tử vong bệnh nhân thể cấp tính có thể lên tới 50%.
Các nhà khoa học quốc tế cùng bàn
Sau nhiều năm được coi là căn bệnh bị lãng quên, sắp tới sẽ có một hội nghị quốc tế về căn bệnh whitmore được tổ chức vào tháng 10-2019 tại Hà Nội.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân whitmore, bệnh này đã được ghi nhận từ những năm 1950, lưu hành lẻ tẻ tại nhiều tỉnh thành, 5-10 năm mới có 20 ca bệnh nên được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ bị lãng quên.
Tuy nhiên gần đây bệnh gia tăng tại nhiều địa phương. Riêng tháng 8 vừa qua Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 12 bệnh nhân, 4 người trong đó đã tử vong, 1 nữ bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mất phần mềm vùng cánh mũi khiến nhiều người gọi đây là "vi khuẩn ăn thịt người".
Do dễ bị nhầm lẫn với căn bệnh khác và điều trị khá khó khăn nên tỉ lệ tử vong hiện lên tới 40-50% tùy bệnh viện.
Hội nghị quốc tế lần này là hội nghị quốc tế đầu tiên về căn bệnh whitmore được tổ chức tại Việt Nam.
Gia tăng người bệnh ở nhiều địa phương
Hiện có tình trạng gia tăng bệnh nhân whitmore ở nhiều địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Thái Nguyên... nên rất nhiều người lo lắng về cách phòng chống căn bệnh này.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, gần đây thời gian ghi nhận bệnh nhân nhiều hơn là tháng 7-11, là thời gian có mưa nhiều, nếu lội bùn, đắp đất và trên da có vết thương hở là cơ hội nhiễm vi khuẩn gây bệnh, vì vậy đảm bảo bảo hộ lao động là cách phòng tránh bệnh rất quan trọng.
Theo TTO
Đăng Ký: Bệnh whitmore có dễ lây?
Share this:
Related Posts
Bác sĩ bất ngờ 'phán' với bệnh nhân: Uống thuốc cũng chết, không uống cũng chết
01/06/2016 9:07:40 SA
Bác sĩ nói: Việc cố tình 'anti vaccine' là có tội với cả một thế hệ của đất nước
11/07/2017 10:05:57 SA
Bác sĩ chỉ ra 6 mẹo để phòng ngừa viêm phổi cấp tính trong dịp nghỉ Tết nguyên đán
23/01/2020 11:21:37 CH
Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới
30/01/2020 11:08:09 CH
Phí cách ly 14 ngày tại Việt Nam: 22,5 - 88 triệu đồng, có thể ở khách sạn 5 sao?
01/09/2020 8:16:06 SA
Bệnh nhân giảm gánh nặng khi chương trình hỗ trợ thuốc trị ung thư chuyển sang giai đoạn mới
06/10/2020 8:07:18 SA
Trị tận gốc thoái hóa khớp với lời khuyên của Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
08/10/2020 10:01:00 SA
Bệnh đột quỵ khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Làm sao nhận biết bệnh, sơ cứu ra sao?
10/12/2020 7:59:02 SA
Tin vui: tìm ra chất làm thuốc trị ung thư mới khiến tế bào ung thư ‘chết đói‘
25/12/2020 4:15:23 CH
Ấn Độ lập kỷ lục buồn: gần 315.000 ca nhiễm một ngày, cao nhất toàn cầu từ đầu dịch
22/04/2021 4:29:00 CH
TP.HCM: Chính thức có ca dương tính COVID-19, lấy hơn 6.000 mẫu giám sát nơi ở bệnh nhân
18/05/2021 4:10:08 CH
Vụ kiện giữa Bệnh viện FV và bệnh nhân: Bệnh nhân công khai xin lỗi bệnh viện trên 03 tờ báo
15/06/2021 2:37:02 SA
Chuyên gia ung bướu 'mách nước' việc người bị ung thư nên làm để điều trị bệnh hiệu quả
18/08/2021 11:01:18 SA
TP.HCM triển khai 'kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân theo chuyên khoa'
04/09/2021 10:52:07 SA
Thế giới sẽ có thuốc kháng virus dùng trong điều trị COVID-19 trong vài tháng tới?
26/09/2021 9:54:07 SA