WHO chấp thuận dùng khẩn cấp vắc xin COVID-19 Việt Nam sắp nhập
Đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy vắc xin AstraZeneca đáp ứng các tiêu chí "phải có" về độ an toàn đối với người sử dụng, các lợi ích và mức độ hiệu quả cũng cao hơn những rủi ro có thể xảy ra.

Vắc xin AstraZeneca do SII của Ấn Độ sản xuất được biết đến với tên gọi COVISHIELD - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, 2 loại vắc xin được phê duyệt hiện đang được sản xuất tại Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) và SKBio của Hàn Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech được WHO chấp thuận sử dụng khẩn cấp.
Trong một cuộc họp báo rạng sáng 16-2 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các công ty sản xuất vắc xin COVID-19 tiếp tục nộp hồ sơ cho WHO cùng lúc với các nước giàu để đánh giá mức độ an toàn.
"Các điều kiện để phân phối nhanh chóng vắc xin đã có nhưng chúng ta cần tăng tốc độ sản xuất hơn nữa", người đứng đầu WHO nêu quan điểm.
Trước đó, một hội đồng của WHO đưa ra các khuyến nghị tạm thời về vắc xin, trong đó lưu ý vắc xin của AstraZeneca có thể được sử dụng ở các quốc gia có biến thể Nam Phi của virus corona.
Trợ lý tổng giám đốc WHO, tiến sĩ Mariangela Simao, nhận định việc đưa vắc xin của AstraZeneca vào danh sách sử dụng khẩn cấp sẽ mở đường cho việc tiêm chủng loại vắc xin này ở các nước nghèo. Đánh giá của WHO cho thấy vắc xin AstraZeneca đáp ứng các tiêu chí "phải có" về độ an toàn, các lợi ích và mức độ hiệu quả cũng cao hơn những rủi ro có thể xảy ra.
Vắc xin của AstraZeneca đang được ca ngợi là "vắc xin cho thế giới" vì rẻ hơn và dễ phân phối hơn so với một số đối thủ, bao gồm cả vắc xin của Pfizer/BioNTech - vốn được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Theo Reuters, không ngạc nhiên khi vắc xin của AstraZeneca chiếm tỉ lệ lớn trong số các loại vắc xin được WHO phân phối tới các nước thu nhập thấp thông qua cơ chế COVAX.
Trong một thông cáo ngày 15-2, AstraZeneca cho biết sẽ phân phối khoảng 330 triệu liều vắc xin tới 145 nước trước cuối tháng 3 thông qua COVAX. Tại châu Á, trong số các nước sắp sửa được nhận vắc xin từ COVAX có Việt Nam, Philippines, Indonesia và một số nước khác như Triều Tiên, Hàn Quốc.
Theo TTO
Đăng Ký: WHO chấp thuận dùng khẩn cấp vắc xin COVID-19 Việt Nam sắp nhập
Share this:
Related Posts
Bác sĩ bất ngờ 'phán' với bệnh nhân: Uống thuốc cũng chết, không uống cũng chết
01/06/2016 9:07:40 SA
Bác sĩ nói: Việc cố tình 'anti vaccine' là có tội với cả một thế hệ của đất nước
11/07/2017 10:05:57 SA
Bác sĩ chỉ ra 6 mẹo để phòng ngừa viêm phổi cấp tính trong dịp nghỉ Tết nguyên đán
23/01/2020 11:21:37 CH
Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới
30/01/2020 11:08:09 CH
Phí cách ly 14 ngày tại Việt Nam: 22,5 - 88 triệu đồng, có thể ở khách sạn 5 sao?
01/09/2020 8:16:06 SA
Bệnh nhân giảm gánh nặng khi chương trình hỗ trợ thuốc trị ung thư chuyển sang giai đoạn mới
06/10/2020 8:07:18 SA
Trị tận gốc thoái hóa khớp với lời khuyên của Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
08/10/2020 10:01:00 SA
Bệnh đột quỵ khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Làm sao nhận biết bệnh, sơ cứu ra sao?
10/12/2020 7:59:02 SA
Tin vui: tìm ra chất làm thuốc trị ung thư mới khiến tế bào ung thư ‘chết đói‘
25/12/2020 4:15:23 CH
Ấn Độ lập kỷ lục buồn: gần 315.000 ca nhiễm một ngày, cao nhất toàn cầu từ đầu dịch
22/04/2021 4:29:00 CH
TP.HCM: Chính thức có ca dương tính COVID-19, lấy hơn 6.000 mẫu giám sát nơi ở bệnh nhân
18/05/2021 4:10:08 CH
Vụ kiện giữa Bệnh viện FV và bệnh nhân: Bệnh nhân công khai xin lỗi bệnh viện trên 03 tờ báo
15/06/2021 2:37:02 SA
Chuyên gia ung bướu 'mách nước' việc người bị ung thư nên làm để điều trị bệnh hiệu quả
18/08/2021 11:01:18 SA
TP.HCM triển khai 'kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân theo chuyên khoa'
04/09/2021 10:52:07 SA
Thế giới sẽ có thuốc kháng virus dùng trong điều trị COVID-19 trong vài tháng tới?
26/09/2021 9:54:07 SA